Hội fashionista biến đường phố thành sàn diễn với những bộ đồ thể thao tuyệt đẹp
Làm người hướng dẫn, báo cáo viên, tập huấn cho nhiều nhà trường, thầy cô và các bậc phụ huynh "cách" chạm đến giáo dục hạnh phúc, lần nào PGS Trần Thị Lệ Thu cũng cố gắng đưa ra những ví dụ gần gũi, dễ hình dung, dễ cảm nhận và dễ làm theo nhất.Không "đao to búa lớn", cô Thu luôn nhắc và hướng dẫn tại chỗ để các thầy cô làm dịu cơn giận bằng cách tập trung vào hơi thở. "Việc hít thở không mất tiền, không ai đánh thuế", cô Thu nói và cho rằng trong lúc hít thở thật sâu ấy, giáo viên lắng nghe bản thân để nhận ra mong muốn, cảm xúc thật nhất của mình. Ẩn bên dưới sự tức giận là sự thương yêu, lo lắng về học sinh của mình chưa ngoan, chưa chăm, chưa giỏi… Vậy thì làm thế nào đừng để sự tức giận bùng lên lấn át cả yêu thương như thường thấy.Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh...Có lần đưa ra hình ảnh chú ngựa đang kéo một cỗ xe rất nặng, cô Lệ Thu ví chú ngựa đó là các bạn học sinh, người phải vác nhiều thứ trên đôi vai nhỏ bé: trách nhiệm học hành, tình bạn, tình yêu, sự kỳ vọng của gia đình… Đó là áp lực và cũng là những thách thức lớn mà mỗi học sinh phải gánh vác.Con ngựa thồ nặng nhọc ấy cũng chính là giáo viên hoặc các bậc phụ huynh với rất nhiều gánh nặng: làm thế nào để trở thành chỗ dựa vững chắc về vật chất cũng như tinh thần cho con cái; làm thế nào để con cái biết cách lắng nghe; làm thế nào để giúp con có kết quả học tập tốt...Nếu không có phương pháp phù hợp, không tìm ra được "tiếng nói chung", hai con ngựa ấy sẽ kéo cỗ xe về hai hướng khác nhau, và như vậy, kết quả sẽ khó lòng được như mong muốn.PGS Trần Thị Lệ Thu kể:"Tôi từng bắt gặp một cô giáo ôm tập bài kiểm tra của học sinh, gặp tôi trong hành lang mà nước mắt chảy dài. Cô nói rất thương học sinh, các em bị học hành quá tải, rồi bài kiểm tra nhiều… Nhưng thương cũng chẳng thể thay đổi được, vì muốn thi đỗ thì các em cần học tập và ôn luyện như thế.Chúng tôi sau đó trao đổi với nhau xung quanh việc làm thế nào để "áp lực của học sinh chuyển sang động lực". Vì chỉ khi là động lực thì học sinh mới dễ dàng "chịu tải".Lần gặp lại, cô kể với tôi, cô đã chia sẻ tâm tư và lo lắng này với học sinh. Nhìn thấy cô khóc, nhiều học sinh rất cảm động. Các em suy nghĩ và thấy cô đã thương mình thế thì mình phải cố gắng để không phụ lòng cô. Các em chủ động đề ra kế hoạch ôn tập. Nhiều học sinh gửi cho cô danh sách những vấn đề vướng mắc cần cô giúp đỡ. Cô trò cứ thế trao đổi, cùng làm việc với nhau và các em đã vượt qua áp lực thi cử nhẹ nhàng hơn…".Từ những câu chuyện thực tiễn ấy, khi đi "xây" hạnh phúc, cô Lệ Thu luôn nhắc giáo viên đừng ngại nói ra căng thẳng của mình với cấp trên, với đồng nghiệp và cả với học trò. Cái uy của nhà giáo, với cô Thu, không phải ở sự nghiêm nghị, nghiêm khắc.Thay vì quát mắng, phạt học sinh bằng những hình phạt nghiêm khắc, cứng nhắc, giáo viên cần biết chia sẻ cảm xúc, lo lắng của mình với các em. Nếu nói "cô muốn tìm một cách nào đó phù hợp (hoặc cô chịu rồi đấy), em có cách nào để giúp cô hiểu và làm gì đó tốt hơn cho em không?" thì có thể giáo viên sẽ nhận được tín hiệu "chia sẻ, mở lòng hoặc giúp đỡ" của học sinh."Tôi cũng có lần nói câu đó với một sinh viên. Em đã khóc và nói với tôi về hoàn cảnh của em. Những thông tin em nói làm tôi bất ngờ. Tôi không nghĩ trong hoàn cảnh khó khăn đó mà em vẫn cố gắng trụ được và học tập. Cách giáo viên và học sinh hiểu nhau, tương tác với nhau cũng không quá khó nếu mình tin vào cách làm đúng là lắng nghe để thấu hiểu", PGS Lệ Thu nhìn nhận.Khi được hỏi đồng hành cùng các nhà trường trong việc thực hiện "lớp học hạnh phúc", cô có nghĩ là có thể đạt được mục tiêu này trong bối cảnh giáo dục đang còn quá nhiều bất cập, PGS Lệ Thu nói: "Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh…Tuy nhiên, ở môi trường lớp học, mỗi giáo viên có thể tìm một "kế sách" linh hoạt để làm mềm hóa không khí, quan hệ thầy trò, để học trò đứng về phía mình, cùng mình tích cực giải quyết khủng hoảng, giải quyết áp lực".Cô Lệ Thu cho rằng những cái giáo viên đang thiếu, đang cần bổ sung không phải là kiến thức gì đó cao xa mà đơn giản là cách khám phá bản thân, thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường công việc, và có "sức đề kháng" (kỹ năng ứng phó) với những vấn đề tiêu cực tác động đến mình.Muốn học sinh hạnh phúc, lớp học hạnh phúc thì chính mỗi giáo viên phải cảm thấy thực sự hạnh phúc với công việc mình đang làm.'Mưa vàng' nhưng nông dân Quảng Bình lại khóc ròng
Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 7, Thông tư 95/2016/TT-BQP, hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ sẽ được hưởng các quyền lợi như: được đóng bảo hiểm xã hội khi tham gia nghĩa vụ quân sự; thời gian hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ sẽ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội và là cơ sở để tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Còn căn cứ vào Điều 3, Nghị định 27/2016/NĐ-CP, hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi được nghỉ phép hàng năm với thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về), đồng thời được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Hồ chứa trơ đáy, đồng khô trong nắng hạn dữ dội ở miền Trung, Tây nguyên
Trong buổi trò chuyện với MC Nguyên Khang, Lê Phương trải lòng về tình yêu của mình dành cho sân khấu cũng như mối lương duyên với chồng kém 7 tuổi. Lê Phương thừa nhận tuy được khán giả yêu mến ở lĩnh vực phim truyền hình nhưng cô vẫn muốn dành sự trân quý cho sân khấu. Chia sẻ về hành trình chinh phục sân khấu, Lê Phương cho biết cô bắt đầu tại sân khấu 5B Võ Văn Tần, sau đó chuyển qua Thế Giới Trẻ. Thời gian này, cô tạm ngưng hoạt động nghệ thuật để sinh bé Cà Pháo. Khi trở lại sân khấu Thế Giới Trẻ, cô lại tiếp tục gián đoạn để sinh bé Pháo Bông. Sau đó, cô có cơ hội hợp tác với sân khấu IDECAF qua vở Tiên Nga và hiện tại đang làm việc tại sân khấu Thiên Đăng."Nếu đi diễn sân khấu để làm giàu, sống thoải mái với nghề thì không. Ví dụ, trong vở Cô giáo Duyên, tiền đầu tư cho phục trang so với tiền lương thì đã vượt rất nhiều rồi. Tuy nhiên, tôi sung sướng với điều này, tôi rất thích đi mua đồ cho nhân vật của mình nên diễn sân khấu là vì đam mê. Tôi còn thích đến sân khấu thật sớm, vở Cô giáo Duyên diễn ra lúc 18 giờ nhưng 13 giờ, 14 giờ là tôi lên sân khấu rồi. Tôi thích cảm giác mình từ từ đi vào nhân vật, trang điểm, làm tóc rồi đi ra sân khấu", cô chia sẻ. Không chỉ thành công trên con đường nghệ thuật, Lê Phương còn có gia đình êm ấm bên ca sĩ Trung Kiên. Cả hai gặp nhau trong chuyến đi công tác ở đảo Trường Sa và nên duyên sau thời gian tìm hiểu. Nữ chính Gạo nếp gạo tẻ chia sẻ khi cô bị say sóng, Trung Kiên đã mang cho cô một ly mì tôm. Điều này khiến cô có ấn tượng về một chàng trai nhỏ hơn mình 7 tuổi. Nhận xét về Trung Kiên, Lê Phương bộc bạch: "Anh ấy rất đàn ông, nhìn trẻ nhưng lại rất già, già trong suy nghĩ so với độ tuổi. Bây giờ đi ra đường mọi người vẫn nói tôi gần bằng tuổi chồng dù tôi hơn anh ấy 7 tuổi". Bên cạnh đó, nữ diễn viên gốc Trà Vinh còn cho biết thời điểm đó Trung Kiên đã biết cô lớn tuổi hơn nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi vì cô có đầy đủ những thứ mà anh tìm kiếm ở một người phụ nữ. Sau 8 năm kết hôn, Lê Phương và Trung Kiên đều có sự thay đổi trong tính cách, biết lắng nghe nhau nhiều hơn. "Điều quan trọng là có chuyện gì vợ chồng tôi nói với nhau liền, thậm chí có những lúc cãi nhau rất lớn đến mức không ai can thiệp được. Đôi khi, chúng tôi còn nghĩ đến chuyện chia tay nhưng sau đó thì thôi. Ông xã thường nhắn tin xin lỗi vợ trước nhưng lâu lâu tôi cũng có chủ động làm điều này. Khi ở cạnh một người biết nghĩ cho mình, tôi cảm thấy an toàn hơn", mỹ nhân 8X tâm sự. Trong gia đình, Trung Kiên là người nghiêm khắc hơn Lê Phương đối với việc dạy con. Tuy vậy, cả Cà Pháo và bé Bông vẫn quấn quít, quý mến Trung Kiên. Nữ chính Tình như tia nắng thừa nhận: "Đối với con cái, anh ấy có cách dạy khác với tôi. Nhiều khi tôi thương con quá nên tôi không dạy được. Tôi chỉ nghe con nói chứ không nghe những thứ khách quan. Nhưng anh Kiên thì khác, anh ấy sẽ nhìn ra được con đang nói những việc có lợi cho bản thân, không đúng thực tế. Vì vậy, trong việc dạy con tôi thấy chồng tỉnh táo và đúng đắn hơn. Mặc dù ông xã rất nghiêm khắc, rất hung dữ nhưng hai đứa con đều theo anh ấy. Hiện giờ có những chuyện Cà Pháo không chịu chia sẻ với tôi, bé muốn nói với ba chứ không nói với mẹ. Tôi thấy con mình đã lớn và có niềm tin ở anh Kiên". Nhiều người từng tiếc nuối cho sự nghiệp của Lê Phương khi cô tạm dừng hoạt động sau thành công của Gạo nếp gạo tẻ, nhưng cô khẳng định đó là lựa chọn của mình. Sự ra đời của bé Bông không chỉ mang lại niềm hạnh phúc mà còn giúp cô kết nối với gia đình chồng nhiều hơn. Kết thúc buổi trò chuyện, Lê Phương khẳng định cô hài lòng với cuộc sống hiện tại vì có một gia đình trọn vẹn và sự nghiệp ổn định.
Ngày 10.1, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý an toàn thực phẩm năm 2024. Theo báo cáo của Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, năm 2024 đã kiểm tra 15.769 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xử lý vi phạm 64 cơ sở với tổng số tiền phạt hơn 812 triệu đồng. Bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết trong năm 2024 số lượng cơ sở kiểm tra tăng 10% so năm 2023. “Nhìn vào kết quả kiểm tra, số cơ sở vi phạm bị xử phạt chiếm tỷ lệ rất nhỏ, dưới 1%. Điều này nhìn theo cách lạc quan thì tình hình an toàn thực phẩm có tốt hơn. Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì số lượng này vẫn ít, chưa bao quát hết. Nhìn chung Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chưa có đủ lực lượng, khả năng nhiệm vụ để chặn bắt, phát hiện kịp thời những vi phạm để xử phạt”, bà Lan nói. Năm 2024, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra 5.312 mẫu sản phẩm. Từ kết quả, bà Lan lưu ý các mặt hàng có kết quả không đạt, sẽ tập trung kiểm tra nhiều hơn trong năm 2025 là các loại nước uống đóng chai (10%), nước đá (10% mẫu nhiễm khuẩn), thủy hải sản tươi sống (20% bị nhiễm khuẩn)... Cũng trong năm qua, ở TP.HCM có 5 vụ ngộ độc thực phẩm. Trong đó có 2 vụ ngộ độc bữa ăn gia đình, 2 vụ ngộ độc hàng rong trước cổng trường, 1 vụ ngộ độc tại công ty. Theo bà Lan, các vụ ngộ độc lớn ở Việt Nam trong năm qua đa số đều là bánh mì. Số ca ngộ độc do nhiễm khuẩn ở trong bánh mì với con số lên đến trăm, ngàn người ở các tỉnh thành lân cận TP.HCM như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Dù vậy, bà Lan cho biết TP.HCM vẫn đảm bảo tốt công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm. Đơn cử là trong năm TP.HCM đã tổ chức thành công lễ hội bánh mì lần thứ ba. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đặc biệt là dịp tết sắp tới đang được tăng cường tối đa.Ngoài các thực phẩm sống như thịt, rau củ, hải sản, bà Lan lo lắng về các vấn đề an toàn thực phẩm các loại thực phẩm đóng gói sẵn trong dịp tết.“Không chỉ có những cơ sở nhỏ mà ngay cả những thương hiệu lớn cũng có thể vi phạm an toàn thực phẩm. Vừa rồi ở Hà Nội đã phát hiện những cơ sở làm bánh rất nổi tiếng có điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Ngoài những bất cập về điều kiện sản xuất và nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, chúng tôi sẽ tập trung vào các loại thực phẩm đóng gói sẵn. Ví dụ các loại giỏ quà tết, dễ bị trà trộn hàng hết hạn, hàng giả”, bà Lan cho hay. Về vấn đề kiểm soát thực phẩm ở các siêu thị, đặc biệt là sau vụ giá đỗ ngâm hóa chất được bán ở Bách Hóa Xanh tỉnh Đắk Lắk, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đã lập nhiều đoàn kiểm tra các kho, cửa hàng Bách Hóa Xanh tại TP.HCM. “Kết quả đều đạt, tôi không quá bất ngờ với điều này khi báo chí đăng tải quá nhiều thông tin thì đương nhiên sẽ không phát hiện được vi phạm nào. Tuy nhiên, thời gian tới chúng tôi sẽ thành lập các đoàn kiểm tra đặc biệt, bất ngờ để không có sự chuẩn bị nào cả”, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM nhấn mạnh. Cũng theo bà Lan, khi có sự cố thì trách nhiệm phải được chia đều. Không chỉ lỗi ở nhà cung cấp, hệ thống siêu thị mà cơ quan quản lý cũng có trách nhiệm. Ở TP.HCM nếu sự cố xảy ra thì sẽ không có chuyện ngành này đẩy ngành kia mà đó sẽ do Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chịu trách nhiệm. Hiện các hệ thống siêu thị lớn ở TP.HCM đã cùng nhau cam kết nếu như có một nhà cung cấp nào mà vi phạm với 1 trong các hệ thống siêu thị, thì các hệ thống còn lại cũng sẽ tẩy chay. Với thực trạng các cơ sở vẫn ngang nhiên sử dụng chất cấm trong sản xuất thực phẩm, bà Lan cho biết hiện chỉ mới xử phạt hành chính, số vụ việc chuyển qua xử lý hình sự còn rất là ít và phức tạp. Trong khi đó, xử phạt hành chính với số tiền ít nên nhiều người không sợ vẫn tái diễn vi phạm.
Kỳ 10: Bác sĩ Phan Văn Thái: Người không từ chối những ca ‘9 chết 1 sống’
mà khác dấu âm (-) dương (+)